Tổng Hợp Các Quy Định Mới Nhất Khi Chở Hàng Bằng Xe Tải

Quy định chở hàng bằng xe tải là tập hợp các quy tắc, tiêu chuẩn được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và trật tự xã hội trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe tải.

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tai nạn giao thông tại Việt Nam mỗi năm làm tổn thất 2,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mỗi ngày thiệt hại tới 300 tỷ đồng.

Do đó, việc tuân thủ các quy định là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả chủ xe, tài xế và đơn vị vận tải, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Khi có nhu cầu chở hàng bằng xe tải, cần lưu ý những quy định quan trọng sau:

  • Quy định về tải trọng chở hàng: gồm những quy định về tải trọng xe, tải trọng đường bộ, quy định về cách kiểm tra và các mức xử phạt.
  • Quy định về kích thước khi chở hàng bằng xe tải: gồm những quy định về chiều cao, chiều rộng, chiều dài thùng xe, các trường hợp xe quá khổ đường bộ và mức xử phạt.
  • Quy định về các loại giấy tờ mang theo: gồm những loại giấy tờ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008; giấy vận tải; giấy tờ về hàng hóa và các mức xử phạt.
  • Quy định về an toàn giao thông khi chở hàng bằng xe tải: gồm những quy định theo Điều 4 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về trang bị an toàn, tốc độ, luật giao thông và các mức xử phạt.
  • Quy định xếp hàng hóa trên xe xe tải: gồm những quy định trong thông tư 41/2023 về xếp hàng và trách nhiệm của các bên.

Các quy định chở hàng bằng xe tải không chỉ là những quy tắc khô khan mà còn là “kim chỉ nam” giúp bạn vận hành xe tải an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật.

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất về các quy định. Đừng bỏ qua nhé.

quy định chở hàng bằng xe tải
Tổng hợp các quy định khi chở hàng bằng xe tải mới nhất

Nội dung bài viết

Quy Định Về Tải Trọng Chở Hàng Bằng Xe Tải

Hiểu rõ quy định về tải trọng xe, tải trọng đường bộ, cách kiểm tra và các mức xử phạt là điều vô cùng quan trọng đối với chủ xe và tài xế.

1. Quy định về tải trọng xe

Tải trọng cho phép của xe tải là khối lượng tối đa mà xe được phép chở, bao gồm trọng lượng bản thân xe và hàng hóa. Con số này được xác định dựa trên thiết kế và cấu tạo của xe và được ghi rõ ràng trên Giấy chứng nhận đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, tất cả các xe tải chở hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt tải trọng cho phép. Khối lượng hàng hóa và vật dụng chở trên xe không được vượt quá 10% tải trọng cho phép đối với xe tải dưới 5 tấn, và không được vượt quá 5% tải trọng cho phép đối với xe tải trên 5 tấn.

2. Quy định về xe quá tải trọng đường bộ

Theo thông tư số 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT, xe quá tải trọng của đường bộ khi thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

Tổng trọng lượng xe:

  • Vượt quá giới hạn ghi trên biển báo “Hạn chế trọng tải toàn bộ xe” hoặc “Loại xe hạn chế qua cầu”.
  • Vượt quá quy định về giới hạn tổng trọng lượng theo Thông tư 46/2015/TT-BGTVT tại nơi không có biển báo nào.

Tải trọng trục xe:

  • Vượt quá giới hạn ghi trên biển báo “Hạn chế tải trọng trên trục xe” hoặc “Tải trọng trục hạn chế qua cầu”.
  • Vượt quá quy định về giới hạn tải trọng trục xe theo Thông tư 46/2015/TT-BGTVT tại nơi không có biển báo nào.

3. Kiểm tra tải trọng

Mục đích của kiểm tra tải trọng là đảm bảo xe tải chở hàng không vượt quá tải trọng cho phép, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, nâng cao an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

Quy trình kiểm tra:

  • Xe tải chở hàng phải được kiểm tra tải trọng tại các trạm cân trước khi lưu thông trên đường.
  • Việc kiểm tra tải trọng được thực hiện bằng hệ thống cân tự động hoặc cân cơ điện.
  • Kết quả kiểm tra tải trọng được ghi trên Giấy chứng nhận kiểm tra tải trọng.

Lưu ý:

  • Giấy chứng nhận kiểm tra tải trọng còn hiệu lực là điều kiện bắt buộc để xe tải được lưu thông trên đường.
  • Trường hợp xe tải không có Giấy chứng nhận kiểm tra tải trọng hợp lệ hoặc vi phạm quy định về tải trọng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

4. Xử phạt vi phạm

Theo Nghị Định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt của xe chở quá tải sẽ dao động từ 2 – 50 triệu đồng tùy trường hợp:

Trường hợp Mức phạt tiền Mức phạt bổ sung
Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành. Từ 2 – 3 triệu đồng. Buộc phải dỡ phần hàng hóa quá tải xuống.
Xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường từ 10% đến 20% (trừ trường hợp có giấy phép lưu hành hợp lệ). Từ 4 – 6 triệu đồng. Phải dỡ phần hàng hóa quá tải xuống.
– Xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường từ 20% đến 50% (trừ trường hợp có giấy phép lưu hành hợp lệ).
– Xe có Giấy phép lưu hành hợp lệ nhưng vượt quá tải trọng hoặc đi sai tuyến đường quy định trong Giấy phép.
Từ 13 – 15 triệu đồng. – Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
– Tháo dỡ lượng hàng hoá quá tải trên xe.
Xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% (trừ trường hợp có giấy phép lưu hành hợp lệ). Từ 40 – 50 triệu đồng. – Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng.
– Tháo dỡ lượng hàng hoá quá tải trên xe.
Trốn, không chấp hành việc kiểm tra tải trọng xe. Từ 40 – 50 triệu đồng. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng.

Bên cạnh đó, tài xế và chủ xe còn phải chịu trách nhiệm phục hồi tình trạng cầu đường hư hỏng do việc chở hàng quá trọng tải cho phép.

Quy định về tải trọng xe
Quy định về tải trọng chở hàng bằng xe tải

Quy Định Về Kích Thước Khi Chở Hàng Bằng Xe Tải

Tài xế, chủ phương tiện cần nắm rõ quy định về chiều cao, chiều rộng, chiều dài thùng xe, các trường hợp xe quá khổ đường bộ và mức xử phạt để tham gia giao thông an toàn.

1. Quy định về chiều cao thùng xe tải

Điều 18 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT có quy định về chiều cao xếp hàng hóa trên xe:

Xe tải thùng hở có mui: Chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá giới hạn thùng xe theo thiết kế hoặc thiết kế cải tạo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Xe tải thùng hở không mui:

  • Hàng hóa cao hơn thùng xe phải được chằng buộc, kê, chèn đảm bảo an toàn khi lưu thông.
  • Chiều cao xếp hàng hóa tối đa (tính từ mặt đường):
  • Xe chở từ 5 tấn trở lên: 4,2 mét.
  • Xe chở từ 2,5 đến dưới 5 tấn: 3,5 mét.
  • Xe chở dưới 2,5 tấn: 2,8 mét.
  • Xe chở hàng rời (đất, đá, cát,…): Chiều cao không quá chiều cao thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định.

2. Quy định về chiều rộng và chiều dài thùng xe

Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT có quy định về chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên xe:

Chiều rộng: Chiều rộng hàng hóa không được vượt quá chiều rộng thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được phê duyệt.

Chiều dài:

  • Chiều dài hàng hóa không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được phê duyệt.
  • Giới hạn tối đa: 20,0 mét.

Trường hợp chở hàng dài hơn thùng xe: Phải có báo hiệu theo quy định và hàng hóa phải được chằng buộc chắc chắn để đảm bảo an toàn giao thông.

3. Quy định về xe quá khổ đường bộ

Theo thông tư số 35/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT, xe quá khổ giới hạn là xe có kích thước bao ngoài (kể cả hàng hóa) vượt quá một trong các tiêu chí sau:

Về chiều dài:

  • Vượt quá kích thước ghi trên biển báo “Hạn chế chiều dài xe”.
  • Dài hơn 20 mét hoặc 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe (nếu không có biển báo “Hạn chế chiều dài xe”).

Về chiều rộng:

  • Vượt quá kích thước ghi trên biển báo “Hạn chế chiều ngang xe”.
  • Rộng hơn 2,5 mét (nếu không có biển báo “Hạn chế chiều ngang xe”).

Về chiều cao:

  • Vượt quá kích thước ghi trên biển báo “Hạn chế chiều cao”.
  • Cao hơn 4,2 mét, đối với xe chở container cao hơn 4,35 mét (nếu không có biển báo “Hạn chế chiều cao”).

4. Xử phạt vi phạt

Theo Nghị Định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt của xe chở quá khổ sẽ dao động từ 2 – 50 triệu đồng tùy trường hợp vi phạm:

Trường hợp Mức phạt tiền Mức phạt bổ sung
Không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành. Từ 2 – 3 triệu đồng Buộc phải dỡ phần hàng hóa quá khổ xuống.
– Xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường mà không có giấy phép.
– Chở hàng vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường.
Từ 8 – 10 triệu đồng Buộc phải dỡ phần hàng hóa quá khổ xuống.
Chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ. Từ 40 – 50 triệu đồng – Buộc phải dỡ phần hàng hóa quá khổ xuống.
– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng.

Ngoài ra, tài xế và chủ xe còn phải chịu trách nhiệm phục hồi tình trạng cầu đường hư hỏng do việc chở hàng quá khổ cho phép.

Quy định về kích thước khi chở hàng bằng xe tải
Quy định về kích thước khi chở hàng bằng xe tải

Quy Định Về Các Loại Giấy Tờ Mang Theo Khi Chở Hàng Bằng Xe Tải

Người lái xe tải chở hàng cần phải mang theo đầy đủ các loại giấy tờ quy định theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, giấy vận tải, giấy tờ về hàng hóa. Mức xử phạt vi phạm khi thiếu giấy tờ dao động từ 200.000 – 1.000.000 VNĐ.

1. Giấy tờ cần mang theo khi tham gia giao thông đường bộ

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký xe: Do cơ quan đăng kiểm xe cơ giới cấp.
  • Giấy phép lái xe: Đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường: Do cơ quan đăng kiểm xe cơ giới cấp, còn hiệu lực theo Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

2. Giấy vận tải

Theo Điều 47 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, tài xế vận chuyển hàng hóa cần mang theo giấy vận tải (giấy vận chuyển) đúng quy định:

  • Giấy vận tải do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
  • Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu, cấp cho người lái xe mang theo trong suốt quá trình vận chuyển. Trường hợp là hộ kinh doanh, chủ hộ ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.
  • Sau khi xếp hàng lên xe, trước khi vận chuyển, chủ hàng hoặc đại diện ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải.
  • Giấy vận tải phải ghi rõ thông tin về:
  • Tên đơn vị vận tải.
  • Biển kiểm soát xe.
  • Tên đơn vị hoặc người thuê vận tải.
  • Hành trình (điểm đầu và điểm cuối).
  • Số hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có).
  • Loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe.

Người lái xe phải xuất trình Giấy vận tải khi có yêu cầu của cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng có thẩm quyền.

3. Giấy tờ về hàng hóa

Xe tải chở hàng phải có đầy đủ giấy tờ về hàng hóa như: hóa đơn, chứng từ xuất kho, chứng nhận chất lượng (nếu có).

  • Hóa đơn: Hóa đơn do người bán hàng hóa xuất.
  • Chứng từ xuất kho: Do cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa xuất.
  • Giấy chứng nhận chất lượng (nếu có): Do cơ quan có thẩm quyền cấp, chứng minh chất lượng hàng hóa.

4. Xử phạt vi phạm

Mức xử phạt khi không mang các loại giấy tờ theo quy định khi chở hàng bằng xe tải dao động từ 200.000 – 1.000.000 đồng tùy trường hợp.

Loại vi phạm Mức phạt tiền Căn cứ pháp lý
Không mang theo Giấy phép lái xe. 200.000 – 400.000 đồng Điểm b Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới còn hiệu lực. 400.000 – 600.000 đồng Điểm b Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Không mang theo Giấy đăng ký xe. 200.000 – 400.000 đồng Điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo giấy vận tải (trừ xe taxi tải). 800.000 – 1.000.000 đồng Điểm d Khoản 2 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Quy định về các loại giấy tờ mang theo khi chở hàng bằng xe tải
Quy định về các loại giấy tờ mang theo khi chở hàng bằng xe tải

Quy Định Về An Toàn Giao Thông Khi Chở Hàng Bằng Xe Tải

Quy định bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo Điều 4 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT như sau:

1. Trang bị an toàn

Xe tải chở hàng phải được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn như hệ thống phanh, hệ thống chiếu sáng, hệ thống lái, hệ thống cảnh báo,…

  • Hệ thống phanh: Phải hoạt động hiệu quả, đảm bảo khả năng phanh xe an toàn trong mọi tình huống.
  • Hệ thống chiếu sáng: Đèn pha, đèn cốt, đèn phanh, đèn báo rẽ, đèn hậu,… phải hoạt động bình thường, đảm bảo chiếu sáng và báo hiệu rõ ràng khi tham gia giao thông vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu.
  • Hệ thống lái: Phải hoạt động trơn tru, chính xác, đảm bảo khả năng điều khiển xe an toàn.
  • Hệ thống cảnh báo: Còi, còi báo hiệu nguy hiểm,… phải hoạt động tốt, đảm bảo cảnh báo cho người tham gia giao thông khác khi cần thiết.

Ngoài ra, xe tải chở hàng còn phải được trang bị các thiết bị an toàn khác như:

  • Dây đai an toàn cho người lái và người ngồi ghế phụ.
  • Bình cứu hỏa.
  • Gương chiếu hậu.
  • Kính chắn gió.
  • Lốp xe có độ sâu rãnh phù hợp, không bị mòn, nứt vỡ.

Người lái xe tải chở hàng cần kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị an toàn trên xe trước khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác.

2. Tốc độ

Người lái xe tải chở hàng phải tuân thủ giới hạn tốc độ cho phép được quy định trên từng tuyến đường. Việc lái xe quá tốc độ có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, người lái xe cần điều chỉnh tốc độ phù hợp với điều kiện giao thông, thời tiết và tình trạng của xe.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong báo cáo World report on road traffic injury prevention 2020 (Báo cáo Thế giới về Phòng ngừa Thương tích do Tai nạn Đường bộ 2020) cho biết: tốc độ là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra tai nạn giao thông. Giảm tốc độ chỉ 1% có thể dẫn đến giảm 3% số trường hợp tử vong do tai nạn.

3. Luật giao thông đường bộ

Người lái xe tải chở hàng phải tuân thủ Luật giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản quy định pháp luật liên quan. Một số điều khoản quan trọng của Luật giao thông đường bộ cần lưu ý:

  • Không được sử dụng điện thoại di động khi lái xe.
  • Không được chở quá tải, quá khổ.
  • Không được điều khiển xe khi đã sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích.
  • Không được dừng, đỗ xe trái quy định.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin khi xảy ra tai nạn giao thông.

4. Xử phạt vi phạm

Người lái xe tải chở hàng vi phạm quy định về an toàn giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức phạt có thể bao gồm:

  • Phạt tiền.
  • Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
  • Ghi chép vào sổ tay hành vi vi phạm.
  • Đình chỉ hoạt động của xe.
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại nghiêm trọng về con người và tài sản.

Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có các khung hình phạt nhất định. Việc xử phạt vi phạm nhằm mục đích giáo dục, răn đe người vi phạm và góp phần đảm bảo an toàn giao thông.

Quy định về an toàn giao thông khi chở hàng bằng xe tải
Quy định về an toàn giao thông khi chở hàng bằng xe tải

Quy Định Xếp Hàng Hóa Trên Xe Tải

Thông tư 41/2023 sửa đổi, bổ sung Thông tư 35/2013 có quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ (hiệu lực từ ngày 15/2/2024) như sau:

1. Quy định xếp hàng cho từng loại hàng hóa

Hàng rời, hàng bao kiện, hàng dạng trụ, hàng container đều có quy định xếp hàng khác nhau:

Hàng rời: Sử dụng phương tiện phù hợp, che phủ chắc chắn, đảm bảo chiều cao thấp hơn mép thùng xe.

Hàng bao kiện: Xếp kiện nặng và cứng phía dưới, sắp xếp cùng kích thước, dùng thiết bị chèn lót khi có khoảng trống; gia cố sau khi xếp.

Hàng dạng trụ:

  • Xếp hàng ngang hoặc dọc, vuông góc với chiều dài xe.
  • Trụ cao nhỏ hơn hoặc bằng đường kính phải đặt thẳng đứng.
  • Chằng buộc, gia cố, sử dụng thùng chuyên dụng hoặc giá đỡ.
  • Có đệm lót khi xếp chồng để chống trơn trượt.

Hàng trong container:

  • Sử dụng container phù hợp, chèn lót chống xê dịch.
  • Sử dụng xe đầu kéo, sơ mi rơ moóc hoặc xe tải phù hợp.
  • Cố định container chắc chắn bằng khóa hãm.

2. Quy định trách nhiệm

Cả đơn vị vận tải, người lái xe và người áp tải đều có trách nhiệm tuân thủ quy định về xếp hàng.

Đơn vị vận tải: Đơn vị vận tải cần cung cấp thông tin đầy đủ cho lái xe, người áp tải, người xếp hàng. Đồng thời bố trí thiết bị che phủ, gia cố, chằng buộc, chèn lót đầy đủ và phổ biến, hướng dẫn phương án xếp hàng hóa đúng quy định.

Lái xe, người áp tải: Lái xe, người áp tải cần tuân thủ quy định xếp hàng hóa. Trước khi vận chuyển cần kiểm tra hàng hóa kỹ càng:

  • Đảm bảo xếp, che chắn, gia cố, chằng buộc, chèn lót đúng quy định.
  • Đối chiếu thông tin với đơn vị vận tải và hướng dẫn nhà sản xuất; không vượt quá khối lượng cho phép.
Quy định xếp hàng hóa trên xe tải
Quy định xếp hàng hóa trên xe tải

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Các Quy Định Khi Chở Hàng Bằng Xe Tải

1. Tải trọng và trọng tải có gì khác biệt?

Có thể phân biệt tải trọng và trọng tải bằng cách nắm rõ khái niệm:

  • Tải trọng là khối lượng tối đa mà xe được phép chở, bao gồm trọng lượng bản thân xe và hàng hóa. Con số này được ghi rõ trên Giấy chứng nhận đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Trọng tải là trọng lượng thực tế của xe và hàng hóa khi tham gia giao thông.

2. Loại hàng hóa nào không được vận chuyển bằng xe tải?

Theo quy định, danh mục những loại hàng hóa cấm vận chuyển mới nhất gồm:

  • Ma túy và các hợp chất làm từ thuốc phiện.
  • Vũ khí, trang thiết bị quân sự.
  • Văn hóa phẩm đồi trụy, phản động.
  • Các chất dễ cháy, nổ, gây nguy hiểm.
  • Những mặt hàng bị cấm buôn bán/ kinh doanh.

3. Vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn bị phạt bao nhiêu?

Theo Khoản 5, Điều 44, Nghị định 109/2013/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn từ 4 – 20 triệu đồng tùy trường hợp:

  • Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định: Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
  • Không lập hóa đơn tổng hợp: Phạt từ 4 – 8 triệu đồng.

4. Lưu ý gì khi chở hàng vào nội thành?

Khi chở hàng vào nội thành, cần chú ý về khung giờ cấm tải, loại hàng hóa hạn chế lưu thông, các giờ cao điểm, các tuyến đường cấm, quy định đỗ xe để tránh bị xử phạt không đáng có.

Khung giờ cấm tải: Một số nơi có thời gian hạn chế cho việc chở hàng vào nội thành. Ví dụ, quy định khung giờ cấm xe tải ở TP.HCM là:

  • Xe tải nhẹ: cấm tải từ 6 – 9 giờ và từ 16 giờ – 20 giờ.
  • Xe tải nặng: cấm tải từ 6 – 22 giờ, ngoài khung giờ trên sẽ được lưu thông trên một số tuyến đường hành lang.
  • Phân loại hàng hóa: Có những loại hàng hóa bị cấm hoặc có hạn chế khi chở vào nội thành.
  • Giờ cao điểm: Tránh chở hàng vào nội thành vào giờ cao điểm, khi lưu lượng giao thông tăng cao.
  • Lưu thông tuyến: Nắm bắt thông tin về các tuyến đường cấm hoặc có hạn chế xe tải vào nội thành.
  • Quy định đỗ xe: Nội thành thường có quy định về đỗ xe nghiêm ngặt. Hãy tuân thủ các quy định về đỗ xe để tránh bị phạt hoặc gây cản trở giao thông.

5. Quy định về thời gian làm việc tối đa của tài xế là bao nhiêu?

Theo Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008, tài xế không được làm việc quá 10 giờ/ ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

6. Lưu ý gì khi làm hợp đồng thuê xe tải chở hàng?

Một số lưu ý về hợp đồng thuê xe tải gồm: thông tin và điều khoản rõ ràng, được ký bởi các bên có thẩm quyền, quy định chi tiết về hàng hóa, giá cả, trách nhiệm, hiệu lực, bồi thường thiệt hại và những trường hợp bất khả kháng.

7. Đơn vị nào cho thuê xe tải chở hàng chuyên nghiệp, uy tín tại HCM?

An Lộc Phátcông ty vận tải uy tín tại TP.HCM, chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống xe tải hiện đại, An Lộc Phát cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng cao, an toàn và giá cả hợp lý.

an loc phat
Dịch vụ cho thuê xe tải chở hàng uy tín, giá rẻ tại TpHCM

Dịch vụ cho thuê xe tải của An Lộc Phát:

  • Đa dạng chủng loại xe: Sở hữu đội xe tải 1 – 15 tấn, đa dạng loại thùng hàng, đầy đủ giấy tờ và thường xuyên bảo dưỡng vệ sinh định kỳ, đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển của khách hàng.
  • Giá cả cạnh tranh: Mức giá thuê xe tải, minh bạch theo gói và cạnh tranh nhất thị trường.
  • Chất lượng dịch vụ cao: Cam kết cung cấp dịch vụ cho thuê xe tải an toàn, chuyên nghiệp và uy tín.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, tài xế giàu kinh nghiệm, bốc xếp chuyên nghiệp, đem lại sự an tâm cho khách hàng.
  • Phục vụ 24/7: Nhân sự làm việc theo ca 24/7, sẵn sàng phục vụ khách hàng nhanh chóng kể cả ngày lễ Tết.
  • Tuân thủ mọi quy định của pháp luật: An Lộc Phát cung cấp dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn tối đa cho hàng hóa, con người.

Hy vọng những thông tin về quy định khi chở hàng xe tải mới nhất sẽ có ích. Mọi thắc mắc về dịch vụ thuê xe tải chở hàng, liên hệ ngay với An Lộc Phát để được phục vụ!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan